Mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán của người Việt xưa thường được chuẩn bị rất thịnh soạn, đầy đủ và chu đáo. Điều này không chỉ thể hiện sự no ấm, thịnh vượng mà còn hàm chứa mong ước về một năm mới đầy đủ, phát đạt. Chỉ cần điểm lại những món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ xưa ngày Tết là đủ thấy văn hóa ẩm thực của người Việt ta phong phú nhường nào.
1. Bánh chưng
Dân gian xưa có câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết và là một loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và được gói vuông bằng lá dong sau đó được đem luộc trong khoảng 8 – 10 giờ cho đến khi chín. Bánh dẻo, rất thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá dong.
2. Dưa hành
Nhắc tới bánh chưng thì không thể thiếu dưa hành, Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Dưa hành thường được muối duy nhất một lần một năm vào dịp Tết.
Dưa hành dùng ăn kèm với các món ăn khác sẽ không bị ngấy, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ.
3. Giò lụa
Giò lụa (hay có tên khác là chả lụa) có màu trắng hồng bắt mắt, bề mặt mịn màng thường được làm bằng thịt heo xay nhuyễn, khi ăn có độ dai và ngọt tự nhiên. Giò lụa được làm từ thịt heo giã nhuyễn trong cối đá, gói bằng lá chuối rồi luộc chín.
Những ngày Tết, giò lụa có thể được mang lên tiếp đãi khách đến thăm nhà hoặc bày biện cho bữa cơm xuân đủ đầy. Đây là một trong những món ăn gần như bắt buộc phải có, nằm ở vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết với ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà;” là món quà Tết mọi người tặng nhau.
4. Gỏi cuốn/ nem cuốn
Gỏi cuốn, hay nem cuốn, là một món ăn phổ biến ngày Tết, có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam. Lớp bánh tráng mỏng, dẻo được cuốn quanh những nguyên liệu như thịt luộc, tôm, rau sống và bún, sau đó thường được chấm trong nước sốt mắm tỏi ớt đậm đà.
Sự hòa quyện của các thành phần này tạo nên gỏi cuốn không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại hương vị hấp dẫn.
5. Thịt gà luộc
Theo quan niệm xưa, gà đại diện cho sự may mắn, khởi đầu của một năm mới thuận lợi. Do vậy, từ Bắc chí Nam, món gà luộc chỉ dùng để tiếp đãi khách trong những dịp lễ quan trọng như đám cưới, đám hỏi, tân gia, tất niên…
Đặc biệt, trong mỗi mâm cỗ ngày Tết của gia đình Việt không thể thiếu đĩa thịt gà luộc vàng ươm, căng bóng, thịt ngọt dai chấm cùng với chén muối tiêu chanh, ngon hết sẩy.
Không chỉ là lễ vật bắt buộc khi dâng cúng, đĩa gà luộc còn tăng vẻ trang trọng cho bữa ăn, nhất là khi nhà có khách.
6. Xôi gấc
Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn.
7. Thịt kho trứng
Thịt kho trứng (hay thịt kho tàu) là món ăn truyền thống thường thấy trong mâm cơm Tết của người miền Nam. Thịt ba chỉ được kho mềm, thấm đều gia vị cùng với trứng vịt hoặc trứng cút, tạo nên vị béo ngậy và thơm phức.
Món ăn này không chỉ ngon mà còn tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng. Đặc biệt, thịt kho trứng thường được chuẩn bị trước và có thể bảo quản trong nhiều ngày, tiện lợi cho việc sử dụng trong suốt dịp Tết.
8. Canh măng khô
Ngày Tết thường không thể thiếu bát canh măng. Có rất nhiều loại măng khác nhau như măng xé, măng lá… thế nhưng măng lưỡi lợn là lựa chọn thường thấy nhất trong mâm cỗ ngày Tết.
Nồi canh măng nấu cùng chân giò là một món ăn không thể thiếu của người dân miền Bắc và của người Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về.
9. Thịt nấu đông
Thịt đông là món ăn truyền thống quen thuộc đối với người dân miền Bắc vào mỗi dịp đầu năm. Người dân nơi đây thường sử dụng thịt chân giò, tai heo, thịt gà, thịt ngan… để nấu thịt đông.
Trong tiết trời lạnh thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt lợn, đôi khi được sử dụng thêm cả gà và một mảng bì lợn. Tất cả sau đó đều được ninh nhừ. Sau đó để nguội qua đêm sẽ có một nồi thịt đông ngon lành.
10. Mứt Tết
Khi nhắc đến các món ăn trong ngày Tết, khay mứt Tết là một hình ảnh quen thuộc, đặc biệt là khi thăm và chúc Tết người thân, bạn bè. Mứt Tết truyền thống thường được chế biến từ nhiều loại củ, quả sấy khô, mang đến sự đa dạng về hương vị và màu sắc.
Mỗi loại mứt mang một hương vị đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều tạo nên không khí Tết ngọt ngào và ấm áp. Mứt không chỉ là món ăn vặt mà còn được dùng để mời khách, kèm với chén trà thơm, tạo nên sự thân mật và gắn kết.
Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình, cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, ấm áp bên mâm cỗ. Các món ăn ngày Tết không chỉ mang đến hương vị đặc trưng của ngày Tết mà còn là biểu tượng của sự sung túc, may mắn và hạnh phúc. Nếu bạn phân vân mua thực phẩm nguyên liệu ở đâu chất lượng. Để có một ngày Tết truyền thống thật ý nghĩa, thì đừng quên ghé qua Bác Tôm. Chuỗi thực phẩm sạch Đầu tiên và Lâu đời nhất tại Hà Nội bạn nhé!