Rau Hữu Cơ Đại Ngàn cung cấp phong phú đa dạng các chủng loại, mùa nào rau nấy như:
– Rau đặc sản: Rau muối, rau kỳ tử, bò khai, sachi, củ niễng, dớn, mỏ, sau sau, sắng (ngót rừng), hoa chuối rừng, sung nếp, măng rừng, …
– Rau ăn lá: muống, mồng tơi, dền, ngót, lang, rau cải các loại, chùm ngây, ngót nhật, …
– Củ quả: Sung nếp, vả, khoai sọ, mướp, bầu, bí đỏ, bí thơm, bí xanh, su su, dưa chuột, lặc lè…
– Rau gia vị: Gừng, nghệ, tía tô, húng láng, mùi tàu, mùi ta, xà lách, húng quế, kinh giới, dọc mùng,
– Hoa quả: hoa cúc, hoa bưởi, hoa bí, chuối, đu đủ, mít, xoài, thanh long ruột đỏ, gấc, ổi, …
– Thảo mộc: giảo cổ lam, đương quy, ngưu bàng,…
Rau Hữu Cơ Đại Ngàn được trồng và chăm sóc theo phương pháp hữu cơ theo tiêu chí năm sạch và năm không (như bảng dưới) nên có thời gian sinh trưởng lâu hơn nhưng lại có hương vị thơm ngon tự nhiên và giàu dinh dưỡng hơn.
|
|
Cụ thể quy trình canh tác hữu cơ của trang trại như sau:
Thứ nhất, quản lý hệ sinh thái và đa dạng cây trồng
– Áp dụng đa dạng cây trồng bằng phương thức luân canh, xen canh đối với cây rau màu; trồng xen nhiều loại đối với cây lâu năm và trồng cây che phủ đất, cải tạo đất (cây phân xanh như đậu tương, đậu xanh, lạc…).
– Trồng cây và giữ gìn vùng đệm là rừng nguyên sinh. Trang trại hiện nay đang giữ lại hơn 50ha (chiếm hơn 83% diện tích sản xuất hữu cơ) làm môi trường sống cho các loài động vật, thực vật khác nhau bao gồm: kênh rạch, ao hồ tự nhiên, cây cỏ mọc tự nhiên, cây trồng vùng đệm, rừng, vườn quả hỗn hợp.
Thứ hai, về đất canh tác
– Đất canh tác tại trang trại là đất nguyên sinh với các cây bản địa (cỏ gianh, lác, hoa mua, v.v…) mọc tự nhiên chưa được canh tác, chưa từng bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm.
– Tổ chức làm tăng chất lượng đất, độ phì của đất bằng việc áp dụng các biện pháp quản lý canh tác trồng trọt, trồng cây họ đậu để tận dụng khả năng cố định đạm, kết hợp sử dụng bón phân hữu cơ (là phân giun quế do trang trại trực tiếp sản xuất) và nước đậu tương ngâm ủ.
– Trồng cỏ voi, cỏ VA06, cỏ Ghinê, cỏ Mulato, cây chè khổng lồ vào các tả ly đất dốc vừa để chống xói mòn đất.
Thứ ba, về nguồn nước
– Sử dụng nguồn nước mạch từ núi Vua Bà (đã được xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn quy định, độ tinh khiết cao). Được dẫn về các bể, téc chứa (tổng dung tích 2000m3), sử dụng hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt theo công nghệ tiên tiến trên 100% diện tích vườn.
Thứ tư, các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm
– Trang trại không sử dụng chất hóa học ở tất cả các công đoạn của sản xuất. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm cụ thể như sau:
+ Khu vực canh tác hoàn toàn cách ly khu dân cư và đất canh tác của nông dân địa phương.
+ Quy hoạch nơi bảo quản, khu vực xử lý phân bón, tàn dư thực vật riêng cách ly với khu vực canh tác, sơ chế và nguồn nước tưới.
+ Tất cả các chất thải trong quá trình sản xuất, sơ chế được thu gom và xử lý theo quy trình, đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất, sơ chế, nguồn nước và môi trường.
+ Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển sản phẩm,.
+ Không sử dụng các giống biến đổi gen và các sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen trong quá trình sản xuất.
+ Sử dụng các vật liệu che phủ làm từ polyethylene (PE), hoặc polypropylene (PP) và sau khi sử dụng được lấy ra khỏi khu vực sản xuất để tái sử dụng, không đốt trong khu vực sản xuất.
Thứ năm, ghi chép, lưu giữ hồ sơ
– Trang trại tổ chức ghi chép nhật ký đồng ruộng và lưu giữ hồ sơ về quá trình sản xuất, thu hái, sơ chế biến, vận chuyển sản phẩm.
– Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết nông vụ, tình hình dịch bệnh để điều chỉnh chế độ canh tác phù hợp.
Thứ sáu, lựa chọn loài và giống cây trồng
– Tại trang trại, các loài và giống cây trồng đưa vào sản xuất được lựa chọn để thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, môi trường sinh thái của trang trại, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
– Sử dụng giống cây trồng được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, ưu tiên tự nhân giống và các giống cây trồng bản địa như: rau bò khai, rau sắng, rau mỏ, sau sau, rau dền chua đỏ, lặc lày, tầm bóp
– Không sử dụng các cây trồng biến đổi gen
Thứ bảy, quản lý, sử dụng phân bón
– Không sử dụng các loại phân bón vô cơ sản xuất từ chất hóa học, các loại phân bón hòa tan theo phương pháp hóa học.
– Chỉ sử dụng phân trùn quế được sản xuất trực tiếp tại trang trại và nước đậu tương ngâm ủ.
Thứ tám, phòng trừ sâu, bệnh và cỏ dại
– Áp dụng đa dạng cây trồng bằng phương thức luân canh, xen canh; trồng cây che phủ đất, cải tại đất (cây họ đậu: đậu tương, đậu xanh, lạc…
– Dùng thiên địch (ong, chim, cóc, kỳ nhông, rắn, …) để đối chọi các sâu bệnh hại, cấm săn, bắn, bẫy chim, thú, rắn, kỳ nhông,…
– Áp dụng biện pháp thủ công để khống chế sâu bệnh ngay từ khi phát sinh: bắt giết sâu, ngắt ổ trứng, ngắt lá bị bệnh hại.
– Áp dụng biện pháp thủ công để diệt cỏ dại: nhổ cỏ bằng tay, cuốc tận gốc rễ cỏ.
Thứ chín, thu hái, sơ chế và vận chuyển sản phẩm
– Sản phẩm được thu hái vào 4 – 5 giờ sáng mỗi ngày. Sau khi sơ chế, sản phẩm được đóng gói, dán tem Rau Hữu Cơ Đại Ngàn rồi vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ.
Thứ mười, xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật
– Toàn bộ cỏ dại khi làm sạch đất canh tác, phế liệu của quá trình sơ chế, tàn dư thực vật sau thu hoạch được thu gom, xử lý ngâm ủ, cho trùn quế ăn. Khu vực xử lý tàn dư thực vật và làm phân hữu cơ được bố trí riêng cách ly với khu trồng trọt, có diện tích hơn 2000m2.
Hãy cùng Rau Hữu Cơ Đại Ngàn bảo vệ sức khỏe những người thân yêu trong gia đình bạn!